Ninh Thuận: Tổ chức tuyến phố đi bộ ở trung tâm TP.Phan Rang - Tháp Chàm
NSƯT Hữu Châu sinh ra trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn, khi bà nội là bà bầu Thơ (chủ đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy), ba là nghệ sĩ Hữu Thìn, cô ruột là NSƯT Thanh Nga, chú là NSƯT Bảo Quốc. Chính bởi cái nôi nghệ thuật đó đã đưa ông đến với nghề diễn một cách tự nhiên. Khi Hữu Châu sắp tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), gia đình ông rơi vào biến cố.Ông kể: "Tôi từng là công tử gia đình danh tiếng Sài Gòn, ở nhà 5 tầng lầu mặt tiền ngay trung tâm đường Trần Hưng Đạo. Cuộc sống của tôi từng rất sung sướng cho tới khi gia đình gặp biến cố. Trước đó, cô ruột tôi là nghệ sĩ Thanh Nga mất. Sau đó, lần lượt anh trai, rồi đến cha và bà nội của tôi qua đời, gia đình sụp hết. Từ một căn nhà 5 tầng lầu, gia đình chúng tôi chuyển sang ở một căn nhà mà chưa thể gọi là nhà. Căn nhà mà trời mưa là tất cả những gì dơ nhất là nó trôi vô, trời mưa thì dột không có chỗ ngủ. Khoảng thời gian đó có thể coi là nghèo khổ nhất, đói nghèo nhất, tự ti nhất và cũng có thể nói là đẹp nhất. Bởi tôi đã học được rất nhiều điều, và căn nhà đó cũng làm cho tình thương tràn đầy".Từ một "công tử" chính hiệu, nghệ sĩ Hữu Châu đã phải bước vào đời, mưu sinh với công việc bán báo cùng những vai diễn nhỏ lẻ để nuôi mẹ và hai em. Nam nghệ sĩ kể ông sống trong nghèo khổ khoảng 12 năm và vượt qua được bằng chính thực lực, nghề nghiệp và cách nhìn cuộc sống không bi kịch. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua, nghệ sĩ Hữu Châu không xem đó là thiệt thòi, mà ông còn thấy biết ơn vì chính khoảng thời gian nghèo khó đó khiến ông trở thành người tốt hơn, sống biết suy nghĩ và có trách nhiệm với gia đình. Nam nghệ sĩ 6X tâm sự: "Ngày xưa tôi là công tử con nhà giàu, đâu có phục ai. Ra nghề cũng tự kiêu dòng họ, gia đình, tự kiêu mình có gốc gác nghệ thuật nên diễn được. Nhưng biến cố ập đến, tôi từ trên cao rớt xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi cảm ơn khoảng thời gian đó nhiều lắm. Tôi vượt qua hết tất cả, có lẽ vì trách nhiệm, tình thương đối với gia đình, đối với chính bản thân tôi. Tôi từng bước cố gắng, khi dành dụm được thì bắt đầu cất nhà, sắm đồ rồi cuộc sống cứ thế vượt qua".Cũng tại chương trình, NSƯT Hữu Châu dành thời gian để chia sẻ về nghề diễn. Nam nghệ sĩ kể năm 24 tuổi, ông tham gia hội diễn sân khấu và đoạt huy chương vàng. Từ đó, ông chợt nghĩ bản thân phải theo nghề, bắt đầu từ công việc tấu hề. Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó người ta nói tấu hề là xàm, nhưng ai nói gì thì kệ, miễn mình được đứng trước đèn. Đứng trước đèn tức là mình còn được tồn tại, mình còn là diễn viên. Mình cứ diễn, miễn không làm gì sai trái, tục tĩu, đưa cái xấu đến khán giả thôi. Nhiều hôm trời mưa lất phất, bên dưới hàng ghế chỉ có hai khán giả, trên này Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Minh Nhí vẫn diễn bình thường. Mình vượt qua hết và khá lên hồi nào không hay".Từ câu chuyện về cuộc đời mình, nam nghệ sĩ gửi gắm lời khuyên đầy ý nghĩa dành cho thế hệ diễn viên trẻ. NSƯT chia sẻ khi trải qua biến cố, ông nhận ra bản thân không được phung phí, không được tỏ vẻ ta đây mà phải sống sao cho mọi người thương. Ngoài việc phải rèn luyện chuyên môn nghề, ông cho rằng quan trọng là phải sống tốt, làm việc đàng hoàng, tử tế, dẹp bỏ sự nóng nảy, kiêu ngạo."Các em chỉ mới đóng một vai, chưa là gì cả. Bản thân tôi đây, có 200 vai, đã theo nghề 40 năm rồi mà nhiều lúc còn không được kiêu căng, ngạo mạn nữa mà. Mình có thể tự hào chứ đừng kiêu căng, ngạo mạn, đừng ra vẻ ta đây. Dù Hữu Châu có giỏi cỡ nào đi nữa mà tính tình kỳ cục thì cũng chẳng ai mời. Bên cạnh đó, các em nhỏ phải nhớ một điều, khi gặp những điều bất như ý, khó khăn trong cuộc sống thì đừng nản lòng mà hãy xem nó là một bài học cho chính bản thân mà mình phải vượt qua. Hãy luôn mang trong mình những suy nghĩ tích cực nhất lúc đang gặp khó khăn", ông nhắn nhủ.OSCAL tham gia thị trường Việt Nam với smartphone giá rẻ Tiger 12
14 giờ sau vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum), 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng chức năng đang nỗ lực lặn tìm trong dòng nước lạnh nơi thân đập. Sau vụ tai nạn kinh hoàng, công trình thủy điện Đăk Mi 1 đã tạm dừng thi công để lực lượng chức năng tìm kiếm công nhân mất tích và phục vụ điều tra. Các công nhân ngồi hàng dài trên những phiến đá, vẻ mặt mệt mỏi sau ngày dài hỗ trợ tìm kiếm đồng nghiệp.Dõi mắt theo những chiến sĩ công an lặn ngụp dưới hố nước sâu, anh N. (công nhân tại nhà máy thủy điện Đăk Mi 1) không khỏi xót thương cho những đồng hương Nghệ An vừa gặp nạn.Anh N. kể, bản thân thuộc đội thi công ban ngày, còn nhóm 5 người gặp nạn cùng nhiều công nhân khác được phân công làm ca đêm. Tối hôm trước, các công nhân này đang thực hiện đổ bê tông trên phần thân đập.Khoảng hơn 3 giờ ngày 31.12, khi đang ngủ trong chòi, anh N. cùng nhiều công nhân khác nghe một tiếng động lớn như nổ mìn. Ngay sau đó, anh N. cùng nhiều công nhân khác chạy ra thì thấy mảng bê tông lớn từ độ cao khoảng 50 m rớt xuống chân đập. Nhóm 4 công nhân đang thi công rơi theo mảng bê tông dài khoảng 20 m. Một công nhân đứng dưới cũng bị bê tông rớt xuống, tử vong.Theo ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, trước mắt huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng, đề nghị chủ đầu tư lo toàn bộ chi phí về quê, tiến hành mai táng. Dự án thủy điện Đăk Mi 1 là dự án tư nhân có quy mô lớn tại H.Đăk Glei. Tiến độ công việc hiện đã đạt được khoảng 85%, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn vào kinh tế của địa phương. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, không có sự việc đáng tiếc tương tự, trước mắt huyện đề nghị dừng hoạt động dự án, rà soát lại toàn bộ khâu an toàn lao động. Khi đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối mới cho hoạt động trở lại.Kiểm tra tại hiện trường, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết sau khi nắm được thông tin, sở đã liên hệ với Huyện ủy Đăk Glei chủ động chỉ đạo, triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an huyện kiểm tra hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Đặc biệt, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để chỉ đạo công an tỉnh tăng cường phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; Sở LĐ-TB-XH tỉnh tổ chức cuộc thanh tra liên ngành xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; đơn vị chủ đầu tư sớm có phương án để hỗ trợ gia đình nạn nhân, chủ động phương án mai táng, biện pháp hỗ trợ đời sống cho người nhà nạn nhân. "Đối với trường hợp 2 người chưa tìm thấy thi thể, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh tăng cường công tác tìm kiếm trong thời gian sớm nhất", ông Nhất nói. Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trước mắt đơn vị thi công hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng chi phí an táng, liên hệ với thân nhân những người đã mất để đưa thi thể về quê, tổ chức thăm viếng, hỗ trợ hoàn toàn phần an táng cho nạn nhân và động viên thân nhân bớt đau buồn. Sau đó, đơn vị thi công sẽ làm việc để tiếp tục bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Lãi suất tăng, gửi tiết kiệm ở đâu cao nhất?
Đội bóng cung cấp
Ngày cuối năm 2024, ca sĩ Minh Hào (tên thật Nguyễn Minh Hậu, 25 tuổi) vượt hơn 300 km từ quê Ninh Thuận vào TP.HCM "chạy show". Hôm nay, Hào được KTS Phạm Thanh Truyền – GĐ công ty Cát Mộc Group mời đến hát trong tiệc sinh nhật của ông. Mến mộ giọng hát và nghị lực của Hào, KTS Truyền tặng anh chiếc xe lăn điện để tiện di chuyển. "Hy vọng Hào có thể tự đi từ nhà đến phòng trà ca hát", KTS Truyền nói."Sau đây là giọng hát của ca sĩ Minh Hào!". Giọng MC vừa dứt, Hào được anh tài xế đi cùng bế lên sân khấu. Khán phòng lặng yên và bà Tô Thị Tuyết (57 tuổi - mẹ Hào) mắt ngân ngấn nước, nói: "Có ai ngờ con tui được như bây giờ". Minh Hào là con út trong gia đình có 3 anh em. Khuyết tật bẩm sinh, Hào không đến trường như bạn bè đồng trang lứa. Anh được ba mẹ dạy chữ ở nhà nên có thể đọc thành thạo. Tay yếu nên không thể cầm nắm được gì, mọi sinh hoạt đến nay vẫn phụ thuộc người thân. Hào ít ra ngoài, thế giới của anh là người thân và bạn bè ở xóm quê. Gần 20 tuổi, "tương lai" là điều Hào chưa từng nghĩ tới. Nhưng cũng từ thời điểm đó, Hào biết có ứng dụng thu âm bài hát trên điện thoại và bắt đầu tự sản xuất ra những sản phẩm âm nhạc kiểu "cây nhà lá vườn". Nhờ mạng xã hội, Hào biết đến các hội nhóm yêu ca hát. Thấy mọi người đăng bài hát của mình lên, Hào cũng làm theo, rồi từ đó kết nối với nhiều người cùng sở thích.Đầu năm 2020, duyên lành đưa giọng hát của Hào lọt tai ông Nguyễn Văn Hải (65 tuổi, ở TP.Biên Hoà, Đồng Nai) - thời trẻ từng là nhạc công. "Chàng trai trẻ, mới ngoài 20 tuổi nhưng có chất giọng rất đặc biệt, nghe như ngoài 50", ông Hải bồi hồi kể. Từ việc để lại những bình luận khen ngợi, góp ý và chỉnh những lỗi sai trong các bài hát, ông Hải được Hào xem là người thầy của mình khi nào không hay. Nhưng trò chuyện một thời gian ông Hải mới biết Hào khuyết tật. Thấy Hào còn rụt rè, có vẻ không muốn để người lạ biết tình trạng của mình, ông động viên, khuyên Hào nên "bước ra". "Con không nên chỉ mãi ở nhà hoài như vây, con hãy thử ra một phòng trà gần nhà và hát nhạc sống cùng ban nhạc", Hào nhớ lại lời khuyên của người bạn trạc tuổi ba mẹ mình năm ấy. Mãi đến 2 năm sau, ông Hải tìm trên mạng địa chỉ một phòng trà gần nhà, khuyên Hào đến "hát nhạc sống cho vui". Ông cũng chưa từng nghĩ việc làm đó của mình là cột mốc quan trọng đầu tiên để giọng hát của Hào được nhiều người biết đến như hôm nay. Mê ca nhạc, nên khi con trai ngỏ lời, ba của Hào đồng ý chở con đi. 1 tuần, 2 tuần, rồi vài tháng… Hào dạn dĩ hơn và dường như thoát khỏi vỏ ốc của chính mình bao năm. Những video của Hào hát được phòng trà chia sẻ lên mạng xã hội thu về hàng triệu lượt xem. Minh Hào được một bộ phận người yêu nhạc ở Việt Nam biết đến bởi sự tình cờ như thế.Nhiều người mến mộ giọng ca và nghị lực của Hào mời anh đi các nơi biểu diễn. Từ Nha Trang lên Đắk Lắk rồi vào TP.HCM… Mỗi lần đi diễn, ba mẹ Hào người theo để bồng bế, người theo để lo chuyện quần áo, ăn uống. "Nhờ được đi hát, em mới có cơ hội dẫn ba mẹ đi đây đi đó và thưởng thức những món ngon vùng miền. Đó là điều trước đây em chưa từng dám nghĩ tới", chàng trai nói.Còn ông Hải cho Hào những lời khuyên hữu ích về cách chọn bài hát khi đi diễn. Ông cho biết, Hào có chất giọng đặc biệt, nhưng với thể trạng yếu nên hợp với những bài tông trầm, chậm. Có những bài Hào thích nhưng tông cao, tiết tấu nhanh nên khi hát khó bắt hơi. Năm ngoái, khi Hào bắt đầu được nhiều người biết đến hơn, những lần đi tỉnh hát kéo dài cả tuần khi ba anh đột ngột qua đời. Giờ đây, mỗi lần đi xa, người tài xế thay ba bồng bế Hào di chuyển lên xuống xe, sân khấu...Xuân Ất Tỵ 2025 với chàng ca sĩ là một mùa xuân đặc biệt. Là mùa xuân không còn ba bồng bế nhưng nhờ chiếc xe lăn điện anh có thể tự đi cà phê đầu năm với bạn. Là mùa xuân mà khi kiếm được tiền bằng sức lao động của mình, Hào đưa hết cho mẹ để sửa soạn cho gia đình ngày tết. Là mùa mùa xuân đầu tiên anh được nhóm bạn của KTS hỗ trợ chi phí để ra mắt MV ca nhạc...Trong không khí đầu xuân năm mới, khi càng ngày càng được nhiều người biết đến, Hào lại nhắc nhiều hơn về ông Hải - người thầy "trên mạng" đã giúp đỡ và đồng hành cùng anh trong sự nghiệp ca hát mấy năm qua.Ngược lại, mấy năm qua, ông Hải xem Hào như một người bạn vong niên. "Tiếng hát của Hào được nhiều người biết đến, tất cả đều là do bản thân Minh Hào cố gắng", ông Hải nói.Bên cạnh việc đi hát, Hào còn kiếm được tiền thông qua việc đăng tải những bài hát của mình lên kênh Youtube cá nhân Minh Hào Boston với hơn 32.000 lượt đăng ký."Em nghĩ, ca sĩ là phải chuyên nghiệp nên thấy mình chưa xứng với danh xưng đó. Trưởng thành từ những quán cà phê hát cho nhau nghe như quán Đất Việt, Ngô Đồng... (TP.HCM) và chương trình Ngọc trong tim nên sắp tới, em muốn tiếp tục gắn bó với các anh chị ở đó để phục vụ người yêu nhạc", Hào nói. Giờ đây, Hào đã là một chàng thanh niên tự tin. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người nổi tiếng, Hào không có cảm giác mặc cảm, rụt rè. Với anh, người nổi tiếng không phải là một cái bóng để bản thân thấy mình nhỏ bé trước họ, mà nghĩ rằng nhờ được gặp họ anh mới học hỏi được nhiều điều hay, về chuyên môn âm nhạc và cả phong cách sống. Cũng vì thế, Hào rất thích tham gia những chương trình thiện nguyện để trả ơn cuộc đời. Trả ơn gia đình, thầy Hải, khán giả mến mộ... "Nhờ vậy mà dù em không được hình hài tròn vẹn như mọi người, nhưng vẫn thấy cuộc đời quá nhiều yêu thương", chàng trai nói.
Cổ phiếu TGG của cựu chủ tịch Đỗ Thành Nhân chính thức bị hủy niêm yết
Sáng 7.1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ông Lê Thanh Vân, cựu Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, cựu đại biểu Quốc hội khóa XV về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".Ông Lưu Bình Nhưỡng bị xét xử thêm tội "cưỡng đoạt tài sản" cùng 2 bị cáo khác là Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "quắt"; trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình), Vũ Đăng Phương (trú tại H.Thái Thụy, Thái Bình; lao động tự do).Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, cũng bị xét xử tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".Tại phiên tòa sáng nay, 5 bị cáo trên và 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo cùng bị hại là ông Đinh Vũ Trường (Công ty Sao Đỏ) cũng có mặt.Do một số người vắng mặt có liên quan đến vụ án của bị cáo Lê Thanh Vân nên 2 luật sư của bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Cũng tại phiên tòa, bị cáo Lê Thanh Vân cho biết đã gửi 2 văn bản đến cơ quan tố tụng đề nghị triệu tập ông Nguyễn Xuân Ký (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh) và ông Nguyễn Văn Thắng có mặt tại phiên tòa để đảm bảo tính khách quan.Trước những đề nghị trên, HĐXX đã nghị án. Sau phần nghị án, HĐXX cho rằng những người liên quan đến vụ án tuy vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong hồ sơ. Những người được bị cáo đề nghị có mặt có thể triệu tập sau.Theo cáo trạng, từ tháng 9.2020 - tháng 7.2022, Cường "quắt" và Phương đã có hành vi dùng thủ đoạn sử dụng 45 ha diện tích bãi triều giáp cửa sông Hóa thuộc địa phận xã Thụy Trường (H.Thái Thụy, Thái Bình) do Cường và đồng phạm đã lấn chiếm trái phép. Nơi đây còn lấn chiếm trùng với mỏ cát của Công ty Sao Đỏ được cấp phép khai thác, là lối đi duy nhất để tàu thuyền của công ty đi vào mỏ khai thác, nhằm ép buộc, cưỡng đoạt Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 4,9 tỉ đồng.Với ông Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan truy tố cáo buộc, tháng 5 - tháng 6.2021, Cường "quắt" đến nói cho ông Nhưỡng biết việc dùng thủ đoạn nêu trên để lấy tiền của Công ty Sao Đỏ. Cường nhờ ông Nhưỡng can thiệp để tạo điều kiện cho Cường làm ăn thuận lợi. Nếu thành công, Cường sẽ bán cho vợ chồng ông Nhưỡng 30 ha bãi triều trị giá khoảng 1,2 tỉ đồng và chỉ lấy 900 triệu đồng. Nhận lời, ông Nhưỡng đã điện thoại cho lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình can thiệp để giúp đỡ Cường.Sau đó, ông Nhưỡng đưa Cường đến đồn biên phòng, gặp chính quyền xã để gây thanh thế, tạo điều kiện cho Cường tiếp tục cưỡng đoạt tài sản. Từ tháng 10.2021 - tháng 7.2022, Cường cùng đồng phạm tiếp tục cưỡng đoạt của Công ty Sao Đỏ tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng.Cơ quan tố tụng cáo buộc, tháng 12.2020 và tháng 5.2021, bị can Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội, ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng, lãnh đạo các cơ quan tố tụng TP.Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho ông Bùi Văn Thao (người làm của Cường), hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi 1 thửa đất trị giá 160 triệu đồng.Ngoài ra, ngày 15.3.2021, bị can Nhưỡng còn can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện Dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD.Ngày 18.7.2019, ngày 1.10.2019, bị can Nhưỡng ký 2 văn bản can thiệp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện Dự án 36 ha hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội (H.Đông Anh, Hà Nội) và nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất tại dự án này có trị giá 1,95 tỉ đồng.Từ tháng 7 - tháng 10.2023, bị can Nhưỡng còn gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 210 triệu đồng.Với ông Lê Thanh Vân, cơ quan tố tụng cho biết, trong các tháng 6, 7, 8, 12.2020 đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội, nhằm hưởng lợi 1.000 m2 đất trị giá 1,95 tỉ đồng ở dự án.Ngoài ra, tháng 7.2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.